Sampling là gì - Ứng dụng của Sampling trong marketing doanh nghiệp

Một hình thức marketing trực tiếp được rất nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn hầu như đều sử dụng đó chính là Sampling. Vậy Sampling là gì? Ứng dụng của nó trong marketing ra sao mà được ưa chuộng như thế. Bạn chỉ cần tham khảo ngay bài viết sau là sẽ có câu trả lời. Đừng bỏ lỡ!

Sampling là gì? Mang đến công dụng ra sao?

Giải nghĩa sampling ta có cụm từ chính là phát sản phẩm mẫu. Đây là một trong những công cụ của hình thức Marketing trực tiếp. Thông qua công cụ này, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến với người tiêu dùng bằng cách cho họ được trải nghiệm (dùng thử) sản phẩm đó.

Ngoài việc gây ấn tượng, giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm, sampling còn là một công cụ marketing thông minh để thu hồi những đánh giá và ý kiến từ khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra được những thay đổi, chỉnh sửa cả về mặt sản phẩm cũng như chiến lược marketing phù hợp. Sampling thường được kết hợp cùng với Promotion để thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng.

Sampling là gì? Mang đến công dụng ra sao?

Sampling là gì? Mang đến công dụng ra sao?

Ví dụ về sampling không hề xa lạ gì, nhất là tại các siêu thị lớn nhỏ ở Việt Nam. Tại đây, bạn sẽ thường thấy hình ảnh những hình ảnh PG đứng phát mẫu sản phẩm để khách hàng trải nghiệm và dùng thử.

Sampling thường được tổ chức ở đâu?

Còn tùy theo nhiều yếu tố, nhất là mặt hàng và phân khúc khách hàng mà lựa chọn địa điểm tổ chức sampling. 

Ví dụ như các địa điểm như: chợ, siêu thị hoặc các tiệm tạp hóa thông dùng thì bạn có thể phát sampling của rất nhiều mặt hàng khác nhau. Đây cũng là địa điểm mang lại hiệu quả nhất trong việc tổ chức sampling. Vì nó có thể thúc đẩy khách mua hàng ngay tại chỗ.

Ví dụ như mặt hàng mà bạn đang bán là đồ uống hay thuốc lá thì một số nhà hàng, quán cafe, quán ăn, quán bar là nơi phù hợp để tổ chức phát sampling.

Trường hợp bạn bán mỹ phẩm, cà phê hòa tan thì có thể tham khảo phát sampling ở các tòa nhà văn phòng cho phù hợp.

Với các trường học, nhà văn hóa thì các mặt hàng dành cho giới trẻ, các độ ăn vặt, nước có ga,... đều khá là bán chạy. Vì vậy nếu ngành hàng của bạn có liên quan thì nên thử phát sampling ở đây.

Tại các không gian như bệnh viện, spa, trung tâm thẩm mỹ, các nhãn hàng như sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm làm đẹp,... khá là phù hợp.

Bên cạnh đó, các hội chợ triển lãm, Event nơi tụ tập đông người cùng là địa đểm để phát sampling hiệu quả.

Một vài nhãn hàng cũng đính kèm báo, tạp chí các mẫu sản phẩm, thực phẩm chức năng… để tiếp cận với độc giả là khách hàng tiềm năng của sản phẩm.

Hình thức của sampling mà người làm marketing cần biết

Bạn có thể tham khảo một vài hình thức của sampling nếu đang muốn ứng dụng nó trong chiến lược marketing của mình.

Face to Face

Đây là hình thức mà địa điểm để sử dụng hình thức sampling là ở ngoài trời, có đặc tính thu hút được đám đông. Một vài ví dụ cụ thể như: siêu thị, trường học, các khu chung cư,... 

Hình thức của sampling Face to Face

Hình thức của sampling Face to Face

Với hình thức face to fac0, nhãn hàng có thể tiếp cận được một số lượng khách hàng lớn. Từ đó, tăng tỷ lệ tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu, tiềm năng có thể sẽ hứng thú với sản phẩm.

Door to Door

Đây là hình thức sampling mời chào và thực hiện cá nhân hóa giữa nhãn hàng và khách hàng. Hình thức này khá là tốn kém về chi phí và nhân lực so với Face to Face. Door to door có một khuyết điểm là không đánh được nhiều mục tiêu khách hàng, có thể sai sót trong khi chào hàng nếu không chọn đúng được định vị khách hàng.

Những lưu ý khi tiến hành sampling

Để thực hiện sampling mang lại hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều như sau:

Số mẫu khá quan trọng trong việc thực hiện sampling. Yêu cầu là càng nhiều số mẫu càng tốt. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến vấn đề thời gian bao lâu để tiếp và đủ khách hàng.

Hãy xác định đúng đối tượng phát. Một khi đã chọn được đối tượng phát thì mới xác định đúng được những nội dung tiếp theo để tổ chức phát sampling hiệu quả. Ví dụ như muốn phát hàng tiêu dùng thì nên đến siêu thị, chợ,...

Đừng quên chuẩn bị các kế hoạch dự phòng để xử lý rủi ro khi cấp phát sampling, nhất là với các nhãn hàng thực phẩm.

Trong quá trình thực hiện sampling, đừng quên kiểm soát số lượng mẫu. Bởi việc phát mẫu tại những nơi công cộng, nhiều người qua lại sẽ dẫn tới tình trạng hao hụt, mất đồ. Nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên thì có thể dẫn tới những hao hụt tài chính đáng tiếc.

Đừng chỉ tập trung phát sampling một cách nhàm chán. Thay vào đó, doanh nghiệp nên tổ chức các hoạt động giải trí hấp dẫn như các trò chơi trải nghiệm để dễ dàng thu hút khách hàng hơn.

Ví dụ về các các tổ chức sampling hiệu quả phải kể đến các sự kiện tổ chức trải nghiệm của Coca Cola hay Pepsi rất được ưa chuộng và thu hút giới trẻ. Họ thường tổ chức trò chơi vui, hấp dẫn và kích thích. Phần thưởng có thể kết hợp nón, áo đi kèm với sản phẩm mới của nhãn hàng.

zalo