Cohort analysis là gì - Có vai trò ra sao trong marketing của doanh nghiệp

Cohort analysis chắc hẳn là khái niệm khá mới mẻ với những người làm marketing. Đây là công cụ quan trọng giúp marketer đưa ra những quyết định chính xác hơn. Hãy tham khảo Cohort analysis là gì, có vai trò ra sao trong bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Cohort analysis là gì?

Cohort Analysis hay còn gọi là phân tích tổ hợp. Đây là một kỹ thuật phân tích thường được áp dụng trong marketing. Kỹ thuật này được marketer áp dụng để tập trung phân tích dữ liệu khách hàng, cụ thể là hành vi của một nhóm người sở hữu một đặc điểm chung nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. .

Từ quá trình sử dụng Cohort Analysis, người làm marketing sẽ nghiên cứu sâu hơn về trải nghiệm của khách hàng. Mà mục đích cuối cùng chính là cải thiện những trải nghiệm khách hàng đó.

Cohort Analysis thường sẽ phân tích dữ liệu khách hàng dựa theo nhóm trên các đặc điểm như: thời gian, kích thước nhóm và  phân khúc khách hàng. Đây là các nhóm khiến cho việc phân tích dữ liệu của doanh nghiệp dễ hơn, cho con số thống kê và đánh giá cụ thể hơn.

Cohort analysis là gì?

Cohort analysis là gì?

Vai trò của Cohort Analysis trong marketing

Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường hiện nay, không chỉ việc thu hút khách hàng là cần thiết mà việc giữ chân họ ở lại và thực hiện hành vi mua sắm trong tương lai cũng là điều vô cùng quan trọng.

Để đạt được điều này, trải nghiệm khách hàng cần được cải thiện một cách bài bản. Bộ phận marketing cần xác định và khám phá ra những nhu cầu, insight của khách hàng. Từ đó, có những sửa đổi trong việc truyền đạt thông điệp, hay khắc phục bất cứ phương tiện marketing nào có thể ảnh hưởng và khiến hành vi mua sắm của khách hàng ngừng lại.

Đây chính là lý do khiến người làm marketing cần đến sự trợ giúp của Cohort analysis. Phép phân tích từ Cohort analysis giúp đo lường mức độ tương tác của khách hàng theo thời gian. Từ đó làm rõ  mức độ tương tác này đang thực sự tốt lên hay là do tăng trưởng.

Điểm đặc biệt chính là Cohort analysis tách biệt các số liệu tương tác của khách hàng khỏi chỉ số tăng trưởng. Điều này giúp việc đánh giá khách quan hơn. Bởi các chỉ số tăng trưởng có thể khiến người làm marketing đưa ra những nhận định sai lầm, không đánh giá chính xác được hành vi của khách hàng.

Các loại Cohort Analytics cần biết

Có 2 loại Cohort analysis đó chính là: Acquisition cohorts (nhóm tổ hợp chuyển đổi) và Behavioral cohorts (nhóm tổ hợp về hành vi).

- Acquisition cohorts 

Đây là nhóm Cohort này được phân loại khách hàng dựa trên yếu tố chuyển đổi, được tính dựa vào thời điểm họ có được sản phẩm hay đăng ký sản phẩm. Thời gian đo lường còn tùy thuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp theo ngày, tuần hay tháng.

Những con số của nhóm này sẽ thể hiện tỷ lệ người đăng ký, có được sản phẩm tăng hay giảm theo từng mốc thời gian cụ thể. Từ đó, người làm marketing sử dụng để xác định xu hướng của khách hàng và thời điểm mà khách hàng rời đi. 

Tuy nhiên, Acquisition cohorts khó mà đưa ra những thông tin chi tiết về lý do khách hàng rời đi. Điều này phải cần đến Behavioral cohorts.

Các loại Cohort Analytics cần biết

Các loại Cohort Analytics cần biết

- Behavioral cohorts 

Đây là nhóm Cohorts còn được gọi là nhóm tổ hợp về hành vi, đưa ra những số liệu dựa trên các hoạt động mà khách hàng tiến hành trong ứng dụng trong một thời điểm cụ thể. Để bạn hiểu thêm thì có thể lấy ví dụ như: Behavioral cohorts cho thấy những người chọn đọc các đánh giá trước có tỷ lệ mua hàng cao hơn.

Từ phát hiện này có thể thấy những người dùng đọc bài đánh giá có khả năng mua hàng cao hơn. Người dùng có xu hướng tìm hiểu kỹ càng thông tin trước khi mua hàng. Họ thường có tương tác nhiều hơn, ở lại trên ứng dụng lâu hơn.

Với những phát hiện này, người làm marketing có thể sẽ có những sửa đổi như chú trọng hơn vào nội dung của phần đánh giá sản phẩm, sử dụng nhiều content dưới dạng review thực của người dùng...

Cả 2 nhóm Cohort analysis đều có những ưu điểm và công dụng riêng. Phối kết hợp lại với nhau để tạo nên sức mạnh của Cohort analysis là không chỉ cho phép xem khi nào và khách hàng nào rời đi. Đồng thời giải thích được tại sao họ lại rời đi để từ đó tìm ra được lỗ hỏng ở đâu và sửa chữa.

Cả 2 nhóm này sẽ giúp marketer đánh giá được mức độ giữ chân khách hàng ở hiện tại và tìm được yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, cũng như mức độ tương tác và tỷ lệ giữ chân khách hàng ở lại, quyết định mua hàng trong tương lai..

Từ đó, Cohort analysis sẽ giúp marketer đưa ra được chiến lược tiếp cận khách hàng một cách có hệ thống, giúp họ có những trải nghiệm tích cực, đáp ứng được nhu cầu thầm kín của họ,  sau cùng là chuyển đổi doanh số cho nhãn hàng.

zalo