Chiến lược marketing bao gồm những gì: Cách xây dựng và hoạch định

Dành cho những người mới tìm hiểu về marketing, chắc hẳn bạn tò mò chiến lược marketing bao gồm những gì? Làm sao để xây dựng và hoạch định cho hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chi tiết và hữu ích nhất về chủ đề này! Hãy tham khảo ngay.

Chiến lược marketing bao gồm những gì?

Chiến lược marketing được giải thích chi tiết là một hệ thống có tuần tự, logic được xây dựng để làm căn cứ hoàn thành các nhiệm vụ marketing đề ra. Nói cho dễ hiểu, đây là bản kế hoạch hoàn chỉnh với các bước cụ thể được nêu ra giúp đạt được mục tiêu thực tiễn bao gồm: tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Cuối cùng chính là hỗ trợ việc đẩy mạnh doanh số, giúp doanh nghiệp phát triển.

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là gì?

Vai trò của chiến lược marketing đối với doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, chiến lược marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Trước khi thực hiện bất cứ một hoạt động nào thì cần phải xây dựng chiến lược marketing. Đồng thời nó cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khác trong việc quản lý doanh nghiệp.

Góp phần thúc đẩy doanh số

Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực, từ đó tiếp cận khách hàng sâu hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi doanh số, thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp gia tăng.

Giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Chiến lược marketing cũng bao gồm xây dựng và phát triển thương hiệu, liên quan mật thiết đến sứ mệnh, định hướng phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động bền vững.

Hiểu rõ và sâu về khách hàng

Các công cụ đo lường, kết quả của các hoạt động marketing mang đến những thông tin, dữ liệu về hành vi, sở thích,... của khách hàng. Từ đó các nhà hoạch định chiến lược marketing có thể dùng làm cơ sở nghiên cứu, phân tích để nắm bắt được insight khách hàng và phát triển thị trường hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, những hiểu biết sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được đúng cái khách hàng cần. Sâu xa hơn nữa chính là tạo được mối liên kết trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.

Tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường nhờ định vị thương hiệu

Chiến lược marketing sẽ tạo nên mối liên kết, cảm giác giữa khách hàng với doanh nghiệp. Kết quả là định vị thương hiệu trong lòng khách hàng, nổi bật giữa thị trường với nhiều nhãn hàng khác nhau.

Các nội dung cơ bản của chiến lược Marketing

Một chiến lược marketing của doanh nghiệp thương bao gồm các phần cụ thể như sau:

Xác định được thị trường mà doanh nghiệp hướng tới

Đây là một phần quan trọng trong chiến lược marketing, giúp doanh nghiệp xác định rõ thị trường mục tiêu là gì. Từ đó, mới có thể xây dựng những bước tiếp theo để tiếp cận và chiếm lĩnh được thị trường/

Mục tiêu chung cho chiến lược marketing

Xác định được mục tiêu chung sẽ tạo được định hướng vững chắc, đồng bộ cho toàn bộ hoạt động khi thực thi chiến lược marketing.

Phát triển marketing – mix 

Marketing - mix bao gồm sản phẩm, giá bán, kênh phân phối cũng như các quá trình xúc tiến việc bán hàng/dịch vụ là phần quan trọng không thể thiếu trong 1 chiến lược marketing tổng thể.

Xem lại nguồn lực doanh nghiệp dành cho marketing

Nguồn lực cho marketing của doanh nghiệp có thể kể đến như: nhân sự, hệ thống phân phối, tài chính, khả năng marketing năng động,... Một doanh nghiệp có nguồn lực marketing mạnh mẽ sẽ giúp triển khai những chiến lược tầm cỡ. Đây là những yếu tố góp phần tạo lợi thế cạnh tranh so với những doanh nghiệp đối thủ trên thị trường.

Các nội dung cơ bản của chiến lược Marketing

Các nội dung cơ bản của chiến lược Marketing

Cách xây dựng chiến lược marketing

Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số lưu ý như sau:

Phân tích và nghiên cứu thị trường

Muốn đưa ra được một chiến lược marketing đúng đắn, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các yếu tố của thị trường bao gồm: khách hàng mục tiêu, đối thủ trực tiếp và các đối thủ khác trên thị trường. Khách hàng là ai, có hành vi, đặc điểm ra sao, đối thủ trực tiếp là ai, phân tích chiến luowjcj marketing của đối thủ, đón đầu các xu hướng của thị trường,...

Đưa ra mục đích mà chiến lược marketing hướng đến

Một khi đã xác định được mục tiêu mà chiến lược hướng đến sẽ giúp bạn có cơ sở để xây dựng các hoạt động phục vụ mục tiêu chung này. Lưu ý phải đưa ra được mục tiêu sao cho cụ thể, sát thực tiễn, có thể đạt được và đo lường kết quả để đánh giá.

Mục tiêu của chiến lược marketing chỉ nên hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu thay vì hướng đến toàn thị trường. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, truyền tải đúng thông điệp và “chốt đơn” nhanh hơn.

Quyết định thông điệp và kênh truyền thông

Chiến lược marketing cần xác định rõ ràng thông điệp sản phẩm muốn gửi gắm đến khách hàng. Một thông điệp hay sẽ giúp khách hàng nhớ rõ về thương hiệu và hình thành mối liên kết vô hình với doanh nghiệp.

Kênh truyền thông cần phù hợp và quen thuộc với đối tượng khách hàng mục tiêu. Tùy kinh phí chi cho marketing mà bạn chọn 1 kênh hay kết hợp nhiều kênh.

Hoạch định chiến lược marketing

Để chiến lược marketing hình thành rõ nét, bạn cần hoạch định bằng kế hoạch bao gồm những đầu việc thế nào chi tiết và rõ ràng như: nhân sự, nguồn lực, lựa chọn, xây dựng kênh phân phối, phương tiện truyền thông, thời gian triển khai, chi phí dự kiến cho các khâu, chương trình khuyến mãi, hậu mãi, chăm sóc khách hàng.

Sau khi đã hoạch định chiến lược marketing, hãy triển khai cho đội ngũ thực hiện. Sau mỗi chiến dịch, đừng quên đo lường và đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm cho chiến lược khác.

zalo